Cách đây vài năm thời điểm thị trường BĐS sốt nóng 2008-2010, BĐS phía Tây được ví như "điểm vàng" của thị trường BĐS thủ đô. Tuy nhiên, cùng với sự xuống dốc của thị trường bất động sản, các dự án đô thị phía Tây Hà Nội một thời từng là niềm mơ ước của các “đại gia” địa ốc thì chỉ 3 năm sau trở thành dự án “chết”, cùng với đó là hàng chục nghìn tỉ của nhà đầu tư đang bị “chôn” vào đất mà không biết bao giờ lấy lại được.
Tuy nhiên, khoảng hơn 1 năm trở lại đây, khi thị trường BĐS quay đầu tăng trưởng trở lại cũng là thời điểm BĐS phía Tây khởi sắc. Nhiều dự án lớn được công bố, hàng loạt dự án chết nay được tái khởi động và bán hàng rầm rộ. Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố tích cực từ thị trường BĐS nói chung thì một trong những nguyên nhân quan trọng nhất kích thích sự phát triển của thị trường bất động sản là hạ tầng khu vực phía Tây Hà Nội đã được cải thiện đáng kể trong vài năm gần đây.
Ngoài tuyến đường vành đai 3 và các tuyến đường hướng tâm như cao tốc Láng – Hòa Lạc, đường 32, hàng loạt tuyến đường khác cũng đang được tích cực hoàn thiện trong thời gian gần đây như tuyến đường nối đường Phạm Hùng với đường Lê Đức Thọ, đường Lê Đức Thọ đi Xuân Phương… Đặc biệt, tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội dù bị chậm tiến độ nhưng cũng hứa hẹn sẽ giúp cho việc kết nối với trung tâm thành phố dễ dàng và nhanh chóng hơn trong thời gian tới.
Đánh giá về triển vọng thị trường BĐS phía Tây thủ đô, Bà Nguyễn Hoài An – Phó Giám đốc CBRE Việt Nam khẳng định: "Thời gian tới, khu vực phía Tây thành phố, dọc Đại lộ Thăng Long – nơi quỹ đất còn tiềm năng và hạ tầng được cải thiện sẽ tâm điểm của các dự án quy mô lớn trong vòng 2 năm tới".
Cũng theo bà An, hiện nay cùng với sự đi lên của thị trường thì BĐS khu vực phía Tây Hà Nội cũng đang ấm lên từng ngày. Bằng chứng là khu vực tây và tây nam chiếm đến gần 50% số lượng căn hộ mở bán trong năm 2015. Giá BĐS tại khu vực này, cụ thể là biệt thự,nhà liền kề đã tăng khoảng 7% so với năm ngoái. "Đây là một tín hiệu đáng mừng", bà An khẳng định.
Thực tế cho thấy những nhận định của đại diện CBRE không phải là không có căn cứ khi hàng loạt dự án “bom tấn” năm 2016 đang dần lộ diện và hầu hết tập trung khu vực phía Tây Hà Nội. Hàng loạt dự án này đang tạo cho khu vực BĐS phía Tây một diện mạo mới, hứa hẹn một nguồn cung phong phú về chủng loại, mang lại nhiều lựa chọn cho người mua.
Trong đó, Vingroup vẫn là nhà phát triển tiên phong khi Tập đoàn này đã chuẩn bị nguồn quỹ đất dồi dào tại Cầu Diễn, Mỹ Đình, Mễ Trì, Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi,… Trong số này, dự án Thành phố Xanh 17,6ha ở Mỹ Đình mà Vingroup mua lại từ Cty BĐS Hồng Ngân hồi tháng 9/2014 được khởi động đầu tiên vào tháng 1 này.
Không riêng gì Vingroup mà nhiều “ông lớn” khác cũng đang ráo riết chuẩn bị dự án, và triển khai khá quyết liệt các dự án nằm ở phía Tây thủ đô. Điển hình như TNR Holdings vừa công bố một dự án chung cư cao cấp nằm trên đất nhà máy dệt Mùa Đông (cũ) tại số 47 đường Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, HN. Hay loạt dự án mới được công bố như Ecolife Capitol của Thủ Đô Invest, Season Avenue của Capitaland, FLC Twin Tower của FLC, Mon City của HD Mon Holdings, chung cư Aqua Spring của BRG Group.....
Theo nhận định của giới chuyên gia, phía Tây Hà Nội là khu vực có tiềm năng phát triển BĐS lớn ở Thủ đô. Trong những năm tới, khu vực này sẽ là nơi an cư lý tưởng cho rất nhiều người dân Thủ đô, đặc biệt là những khách hàng thành đạt, ưa thích cuộc sống “xanh”, hiện đại, năng động và tiện nghi.
Thanh Ngà
Theo Trí thức trẻ
Thị trường BĐS phía Tây Thủ đô được dự báo sẽ “dậy sóng” vào năm 2016, tuy nhiên, cuộc đua đang trở nên khốc liệt với sự góp mặt nhiều “ông lớn”.
Ngày 18/1/2016, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty Hồng Ngân thuộc Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Xây dựng khu công viên - Hồ điều hòa phía Bắc và phần mở rộng phía Nam Mai Dịch theo hình thức hợp đồng BT.
Phát triển “Đô thị xanh” là giải pháp giúp các thành phố Việt Nam phát triển thịnh vượng, bền vững, có bản sắc và thân thiện với môi trường.
Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn chỉ đạo các ngân hàng dừng ký hợp đồng cho vay mua nhà gói 30.000 tỷ mới từ ngày 31/3. Tính đến 10/3/2016, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay là 30.122 tỷ đồng đối với 46.246 khách hàng, đã giải ngân theo tiến độ 21.321 tỷ đồng.
Năm qua, Tập đoàn VinGroup đẩy mạnh chiến lược đầu tư vào các dự án bất động sản thông qua các thương vụ mua lại nhiều công ty địa ốc. Số vốn bỏ ra có khả năng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Nhiều cổ đông nghi ngờ năng lực của CTCP Tập đoàn Hoành Sơn và đề nghị phủ quyết tờ trình về việc SRC hợp tác với Hoành Sơn làm dự án tại khu đất 231 Nguyễn Trãi.